Hiện nay, Bộ tư pháp và nhiều địa phương trong cả nước đã triển khai việc đăng ký cấp, trả phiếu lý lịch tư pháp qua hình thức trực tuyến. Đây là hình thức mới nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin và giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý hồ sơ. Vậy có thể thực hiện tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến hay không? Làm cách nào để thực hiện?
Table of Contents
Lý lịch tư pháp được sử dụng khi nào?
Phiếu lý lịch tư pháp không hẳn là xa lạ với nhiều người nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rõ về loại giấy tờ này. Bạn có biết khi nào thì cần sử dụng phiếu lý lịch tư pháp?
Người ta cần sử dụng phiếu lý lịch tư pháp trong những trường hợp sau đây:
– Chứng minh bản thân cá nhân có án tích hay không hoặc có hay không bị cấm về mặt luật pháp.
– Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hoà nhập cộng đồng.
– Hỗ trợ trong hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự.
– Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã,…
Kê khai lý lịch tư pháp bằng cách nào?
Để thực hiện việc khai lý lịch tư pháp, bạn cần mang theo đầy đủ giấy tờ đến trực tiếp Cơ quan quản lý lý lịch tư pháp hoặc Sở tư pháp. Những giấy tờ mang theo gồm:
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu)
– Bản sao CMND hoặc hộ chiếu
– Bản sao sổ hộ khẩu, giấy thường trú hoặc giấy xác nhận tạm trú.
– Đối với người nước ngoài cần mang theo bản sao thẻ tạm trú.
Các địa chỉ để khai lý lịch tư pháp:
– Tại TP.HCM: 141-143 Pasteur, Quận 3, TPHCM.
– Tại Hà Nội: 221 Trần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
– Tỉnh thành khác: Nếu có thể, bạn trực tiếp về Sở tư pháp ở tỉnh thành trên hộ khẩu làm phiếu lý lịch tư pháp.
Hiện nay, cơ quan Nhà nước đã tiến hành triển khai việc khai lý lịch tư pháp trực tuyến. Bạn không cần phải trực tiếp đến cơ quan như cách làm truyền thống mà vẫn có thể khai lý lịch tư pháp tại nhà.
Tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến là gì?
Tra cứu lý lịch tư pháp là hoạt động dành cho cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp, tra cứu thông tin tại các cơ quan ban ngành để cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ có thể tra cứu tình trạng xử lý hồ sơ khi tiến hành kê khai, nộp hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến.
Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến
Quá trình tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến gồm các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang thông tin điện tử của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia theo địa chỉ https://lltptructuyen.moj.gov.vn/trungtam.
Bước 2: Bấm vào biểu tượng “Tra cứu” bên góc phải của giao diện chính.
Bước 3: Hệ thống sẽ hiển thị màn hình nhập thông tin tra cứu.
Bước 4: Nhập đầy đủ thông tin tra cứu. Trong đó:
– Mã cấp: là mã đăng ký trực tuyến mà hệ thống trả cho người dùng khi thực hiện kê khai, nộp hồ sơ cấp Phiếu.
– Số CMND/ Hộ chiếu của người dùng.
– Mã bảo vệ được hiển thị ngay bên dưới.
Bấm nút “Tra cứu” hoặc nhấn phím “Enter” trên bàn phím máy tính để hoàn tất thao tác nhập thông tin tra cứu.
Bước 4: Hệ thống hiển thị kết quả tìm kiếm tương ứng với thông tin tra cứu vừa nhập. Các thông tin hiển thị bao gồm: Ngày hẹn xử lý, tình trạng xử lý, thông tin hồ sơ (Họ tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; CMND; nơi thường trú,…).
Bước 5: Người dùng có thể xem thông tin chi tiết tờ khai bằng cách bấm vào nút “Xem chi tiết”.
Hệ thống hiển thị tờ khai chi tiết người dùng đã nộp như sau:
Sau khi đã thực hiện kê khai lý lịch tư pháp, tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến là bước để bạn kiểm tra, tìm hiểu xem quá trình xử lý hồ sơ đã đi đến đâu và có bị trục trặc gì không. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết cách để tra cứu hồ sơ của mình một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Theo dõi Đại Sứ quán Việt Nam tại Bắc Triều Tiên để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị.
Xem thêm: Vi vu mùa du lịch 2019 với tour đi Đà Lạt bằng máy bay.