Chứng minh tài chính du học Mỹ cần có thủ tục ra sao?

Ngày càng có nhiều người muốn tới Mỹ học tập để nâng cao cơ hội có được một công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn trong tương lai. Thế nhưng để xin được visa của quốc gia này chưa bao giờ là dễ dàng cả. Trong đó, yêu cầu đau đầu nhất phải kể đến thủ tục chứng minh tài chính du học Mỹ. Cùng tham khảo bài viết sau để biết chứng minh tài chính du học Mỹ là gì và phải làm như thế nào nhé.

 

chứng minh tài chính du học Mỹ

Chứng minh tài chính du học Mỹ nhằm mục đích gì?

Chính phủ của những nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức,… luôn chú ý đến vấn đề các du học sinh xin visa có thực hiện đúng mục đích như đã khai không hay chỉ vịn vào lý do đó để sang nước họ định cư trái phép, lao động bất hợp pháp,… Vậy nên chứng minh tài chính du học Mỹ sẽ giúp chính phủ chắc chắn bạn và gia đình bạn có đủ khả năng tài chính để tập trung toàn lực vào việc học hành.

Cần bao nhiêu tiền thì đủ để chứng minh tài chính du học Mỹ?

Có 2 loại visa dành cho du học sinh với mức yêu cầu tài chính khác nhau:

Visa F-1 (du học sinh theo diện toàn thời gian lâu dài): bạn phải có sổ tiết kiệm ngân hàng với số dư đủ để trả toàn bộ chi phí gồm học phí, sinh hoạt phí trong ít nhất 1 năm tại Mỹ. Cuốn sổ tiết kiệm này như một minh chứng đảm bảo bạn sẽ không xin visa du học Mỹ với ý định khác (như làm thêm quá số giờ quy định hay lao động “chui”,…) và không phải gián đoạn việc học giữa chừng. Thêm vào đó, nguồn thu nhập của gia đình/người bảo trợ của du học sinh phải ổn định, đủ để chi trả cho hết thảy các khoản phí học tập và sinh hoạt ở Mỹ cho đến lúc du học sinh tốt nghiệp.

Visa M-1 (du học sinh theo diện học nghề): bạn vẫn phải chứng minh cho cơ quan lãnh sự thấy mình đủ khả năng tài chính để trả học phí, sinh hoạt phí trong ít nhất là 1 năm theo học tại Hoa Kỳ.

Hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ

Để chứng minh tài chính du học Mỹ, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sổ tiết kiệm, hồ sơ chứng minh thu nhập của bạn/gia đình/người bảo trợ và tài sản.

 

Thẻ tiết kiệm có kỳ hạn Vietcombank

Sổ tiết kiệm

Tuỳ vào từng trường và khu vực bạn sống mà mức chi phí cần có cũng khác nhau. Trung bình học phí và sinh hoạt phí bạn phải chi trả trong 1 năm ở Mỹ rơi vào khoảng 30.000 USD. Suy ra sổ tiết kiệm phải có số dư ít nhất tầm 700 triệu VND. Người bảo lãnh tài chính của bạn phải có thu nhập tầm 60 triệu VND/tháng.

Sổ tiết kiệm này được mở càng lâu càng tốt, ít nhất là 1 tháng trước thời điểm bạn đi du học. Bạn không cần phải chứng minh nguồn gốc của số tiền trong sổ. Thế nhưng nhân viên lãnh sự quán có thể hỏi đến khi phỏng vấn visa, bạn chỉ cần khai báo sơ là được. Bạn nên duy trì số dư trong tài khoản từ lúc nộp đến lúc phỏng vấn visa, bởi có thể bên cơ quan lãnh sự sẽ yêu cầu bạn nộp sổ tiết kiệm gốc cho họ xem.

Hồ sơ chứng minh thu nhập

Cơ quan lãnh sự chấp thuận các nguồn thu nhập từ việc làm công ăn lương, cho thuê tài sản, góp vốn kinh doanh/sở hữu công ty và các nguồn thu khác,…

Trường hợp làm công ăn lương, cần có:

Hợp đồng lao động trên 3 năm (trên hợp đồng có ghi rõ chức vụ, thời hạn hợp đồng, phương thức trả lương, chế độ làm việc, tiền thưởng, quyền lợi, phụ lục hợp đồng về việc tăng lương (nếu có))

  • Giấy tờ nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
  • Giấy xác nhận có đóng bảo hiểm xã hội

Trường hợp kinh doanh cá nhân (như chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán nhỏ,…), hồ sơ cần có:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy xác nhận kinh doanh của địa phương
  • Giấy giải trình thu nhập
  • Thuế môn bài, thuế tháng hay thuế khoán

Trường hợp góp vốn kinh doanh/chủ công ty, doanh nghiệp, cần có các giấy tờ:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh (công ty thành lập hơn 3 năm tính tới ngày nộp hồ sơ)
  • Giấy chứng nhận mã số thuế
  • Báo cáo tài chính trong vòng 3 năm gần nhất, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Bản khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân
  • Những giấy tờ chứng minh công ty hoạt động đúng chức năng (như hợp đồng giao dịch, phiếu thu, hoá đơn nộp tiền cho kho bạc Nhà nước)
  • Các giấy tờ chứng minh việc góp vốn, cổ phần, chia lợi tức

Trường hợp cho thuê tài sản, cần có các giấy tờ:

  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản
  • Hợp đồng cho thuê tài sản
  • Các giấy tờ chứng minh việc thanh toán tiền thuê (nếu có)

Tài sản

Nếu bạn có những giấy tờ sở hữu bất động sản như đất đai, nhà cửa hay xe hơi sẽ làm đẹp hồ sơ của mình hơn và tăng tỉ lệ được xét duyệt visa hơn.

 

chứng minh tài chính du học Mỹ

Vì sao bạn thường không tự chứng minh tài chính du học Mỹ được?

 

Visa Mỹ

Thường thì ở các nước phát triển nói chung và Mỹ nói riêng toàn bộ các khoản thu nhập đều có minh chứng rõ ràng, được quản lý, thể hiện qua hệ thống ngân hàng hoặc các hình thức khác của Nhà nước. Còn ở Việt Nam thì lại có cơ chế và quy định hoàn toàn khác. Không phải ai cũng có thể chứng minh nguồn thu nhập của mình một cách minh bạch được, hoặc có khi số thu nhập trên giấy tờ không khớp với thu nhập thực tế. Chính vì những nguyên nhân như vậy mà trong quá trình chứng minh tài chính du học Mỹ du học sinh và gia đình mới gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại và làm giảm tỉ lệ đậu visa.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về quy định chứng minh tài chính du học Mỹ. Đừng quên thường xuyên ghé thăm Đại Sứ Quán Việt Nam tại Triều Tiên để cập nhật nhiều tin tức khác nhé!

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *